Sưng lợi có mủ: nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Viêm lợi có mủ trắng là tình trạng khá thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này? Có cách điều trị nào an toàn và hiệu quả? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để có câu trả lời!

1. Viêm lợi có mủ là gì?

Khi chân răng hoặc nướu bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn hoặc do vôi răng hình thành lan từ trên răng xuống tới nướu dẫn tới viêm lợi. Bệnh viêm lợi xuất hiện và hình thành nên các túi mủ gọi là viêm lợi mưng mủ hay áp xe răng.

Viêm lợi có mủ - Dr.Muối
Tìm hiểu tình trạng viêm lợi có mủ là gì?

Tình trạng lợi hay chân răng có mủ có thể gây ra các cơn đau nhức với mức độ khác nhau, tùy từng trường hợp. Thậm chí, còn đau có thể lan tới các bộ phận khác như cả hàm, tai và cổ. Nếu như căn bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, nhất là bệnh nhiễm trùng máu, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

2. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh sưng nướu răng có mủ. Đó là:

– Vệ sinh răng miệng kém

Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng không thường xuyên, đúng cách cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm chân răng có mủ. Vì vậy, các bạn nên đánh răng mỗi ngày 2 lần, sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Đồng thời, nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nha khoa để làm sạch thức ăn thừa còn bám trên kẽ răng và chân răng. 

 

Ngoài ra, các nha sĩ cũng khuyên rằng, nên sử dụng nước muối súc miệng mỗi ngày sau khi đánh răng để sát khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn, mảng bám thức ăn còn sót lại. Nếu bạn không có thời gian pha nước muối hoặc lo lắng nước muối tự pha không đúng nồng độ thì tốt nhất nên sử dụng nước súc miệng Dr.Muối có thành phần từ muối biển thiên nhiên. 

nước súc miệng giảm sưng lợi có mủ - Dr.Muối
Sử dụng nước súc miệng Dr.Muối để vệ sinh răng miệng

– Khô miệng

Khô miệng cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm nướu răng có mủ, thậm chí là sâu răng. Sở dĩ miệng bị khô chủ yếu là do vấn đề lão hóa hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra.

– Chế độ ăn nhiều đường

Thường xuyên ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều đường cũng có thể dẫn tới sưng lợi có mủ, sâu răng, thậm chí là nhiều căn bệnh về răng miệng khác.

3. Triệu chứng viêm lợi có mủ

Có khá nhiều triệu chứng báo hiệu bạn đang bị mắc bệnh viêm lợi có mủ. Trong đó, các triệu chứng chính là:

  • Đau răng: Đây là triệu chứng đầu tiên báo hiệu mắc bệnh viêm nướu răng có mủ. Cơn đau có thể kéo dài dai dẳng tại vị trí bị viêm lợi hoặc đau nhói theo cường độ và mật độ tăng dần
  • Đau khi ăn nhai: Trong quá trình ăn uống, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm cay, nóng, lạnh,… người mắc bệnh đau sưng lợi có mủ sẽ thấy rất khó khăn, đau đớn. Nếu bệnh phát triển nặng sẽ dẫn tới viêm nha chu, tụt lợi hay mất răng
  • Đắng miệng: Đây cũng là triệu chứng chính xuất hiện khi lợi bị sưng có mủ. Đi kèm với triệu chứng này là cảm giác khó chịu, ăn uống không ngon miệng dẫn tới chán ăn 
  • Hôi miệng: Khi răng miệng xuất hiện vấn đề, vi khuẩn trong miệng tăng lên dẫn tới hơi thở có mùi hôi khó chịu. Điều này có thể khiến người mắc bệnh chảy mủ chân răng cảm thấy vô cùng ngại ngần, mất tự tin trong giao tiếp
  • Sốt: Khi lợi bị sưng có mủ còn có thể khiến người bệnh bị sốt. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đang trở nên trầm trọng hơn. Bạn cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời
  • Má, mặt bị sưng, xuất hiện hạch ở cổ: Khi mắc bệnh viêm lợi có mủ còn có thể khiến triệu chứng bệnh lan rộng làm hai bên má và mặt bị sưng. Thậm chí là vùng cổ xuất hiện hạch
sưng nướu răng có mủ - Dr.Muối
Mặt, hai má bị sưng do viêm lợi

Ngoài ra, bệnh viêm lợi có mủ còn có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như:

  • Cơn đau càng nặng hơn khi nằm nghiêng về bên lợi bị viêm mủ
  • So với các chỗ khác, vùng lợi bị viêm sẽ sưng to, đỏ và nóng hơn
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn, khi ăn uống dễ bị ê buốt 
  • Răng bị đổi màu hoặc lung lay 
  • Vùng răng bị viêm có cảm giác nhô cao hơn so với các răng khác
  • Cảm thấy có vị mặn và tanh của máu lẫn mủ trong miệng

Nếu như mủ bị vỡ ra thì tình trạng đau đớn sẽ giảm đi đáng kể. Các bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa.

4. Một số cách điều trị viêm lợi có mủ hiệu quả

Khi thấy nướu răng có mủ các bạn có thể áp dụng ngay một số cách điều trị hiệu quả sau:

– Nước muối

Từ lâu, nước muối đã được biết đến là một loại dung dịch có tính sát khuẩn cao, có thể giúp loại bỏ vi khuẩn có hại cho răng miệng, từ đó giảm tình trạng đau nhức răng, viêm sưng lợi, thậm chí là cả mùi hôi miệng. 

 

Có thể tận dụng pha nước muối từ  muối ăn trong gia đình để súc miệng, tuy nhiên phương pháp này không đạt hiệu quả cao vì nồng độ tự pha sẽ không chuẩn. Thay vào đó, bạn có thể  sử dụng nước súc miệng muối của Dr.Muối. Loại nước súc miệng này có rất nhiều ưu điểm như:

  • Sản phẩm đã được pha chế đúng nồng độ, đảm bảo an toàn với người sử dụng, thích hợp dùng cho trẻ từ 6 tuổi và người lớn
  • Gồm 2 loại, nước súc miệng Dr.Muối truyền thống và nước súc miệng hương vỏ chanh Dr.Muối, đa dạng cho người dùng lựa chọn
  • Loại bỏ vi khuẩn, các mảng bám thức ăn hiệu quả 
  • Ngăn ngừa bệnh viêm họng 
  • Loại bỏ mùi hôi miệng và mang lại hơi thở thơm mát
  • Ngăn ngừa các bệnh như sâu răng, nướu răng bị sưng có mủ,…
  • Mức giá sản phẩm lại rất rẻ, phù hợp khả năng kinh tế của người dùng Việt
nước súc miệng giảm viêm có mủ - Dr.Muối
Nước súc miệng Dr.Muối trị viêm lợi có mủ hiệu quả

– Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi cũng là một trong các nguyên liệu vừa dễ kiếm lại vừa có thể điều trị nướu răng bị sưng và có mủ hiệu quả. Các bạn có thể lấy một ít gừng tươi sắc lên lấy nước để uống mỗi ngày tới khi nướu hết bị sưng đau, mưng mủ. Mỗi ngày nên uống nước gừng pha loãng tối đa chỉ 3 lần. Không nên uống quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng tới gan và cơ thể.

 

– Lá kinh giới chữa viêm lợi có mủ hiệu quả

Nhiều người cũng sử dụng lá kinh giới để trị bệnh mưng mủ ở nướu răng. Chỉ cần lấy 200g lá kinh giới tươi cùng vài hạt muối cho vào nước, đun lên. Sử dụng nước này súc miệng mỗi ngày từ 3 – 5 lần trong khoảng 2 tuần sẽ thấy tình trạng viêm, sưng lợi, mưng mủ giảm đáng kể. Đây là cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả mà các bạn nên áp dụng.

 

– Hoa cúc – Vị thuốc Đông y chữa viêm lợi

Hoa cúc không chỉ có tác dụng trang trí mà nó còn là một vị thuốc Đông y có thể chữa viêm lợi có mủ hiệu quả. Hãy lấy một ít hoa cúc tươi đem giã lấy nước, uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần trong vòng 1 tháng là có thể thấy tình trạng sưng viêm, mưng mủ ở lợi thuyên giảm, thậm chí, mùi hôi miệng cũng được cải thiện.

 

Ngoài ra, còn có một số cách chữa viêm lợi có mủ khác cũng khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao mà các bạn nên thực hiện là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học, bổ sung cho cơ thể các chất có lợi như: Canxi, protein, vitamin,… để tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng tránh, điều trị các căn bệnh về răng miệng
  • Sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch răng miệng sau khi ăn, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sưng mủ chân răng
viêm chân răng có mủ - Dr.Muối
Nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, làm sạch thức ăn
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, đánh răng 2 lần mỗi ngày, tránh đánh răng quá mạnh làm tổn thương lợi, tạo điều kiện chi vi khuẩn tấn công khiến sưng chân răng có mủ
  • Sau khi ăn uống thực phẩm nhiều đường nên súc miệng kỹ càng, sạch sẽ
  • Uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày 
  • Tuyệt đối không sử dụng vật cứng, nhọn để lấy thức ăn mắc trong kẽ răng khiến lợi bị tổn thương dẫn tới nướu răng bị sưng mủ
  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để lấy đi các mảng bám trên răng, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh răng miệng

 

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh viêm lợi có mủ, nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị. Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách và điều trị kịp thời khi phát hiện răng miệng có dấu hiệu lạ để ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn.

Bài viết Sưng lợi có mủ: nguyên nhân và cách điều trị an toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr. Muối.



source https://doctormuoi.vn/sung-loi-co-mu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-an-toan/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu về Dr Muối

Công dụng của nước súc miệng & Cách dùng nước súc miệng đúng cách

Vì sao răng bị mảng bám đen? Gợi ý 9 cách làm sạch siêu tốc