Viêm lợi ở trẻ em: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm lợi?
Trẻ nhỏ có thể dễ mắc phải rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm lợi. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm lợi và cha mẹ cần làm gì khi con bị mắc bệnh này? Có những phương pháp nào giúp trẻ phòng ngừa bệnh viêm lợi? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
1. Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ nhỏ
Viêm lợi ở trẻ em không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Thậm chí, số lượng trẻ em mắc bệnh này còn đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do rất nhiều yếu tố gây ra, nhưng phổ biến nhất vẫn là bởi cha mẹ không hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng kỹ càng, đúng cách khiến các mảng bám trên răng hình thành. Trong các mảng bám này chứa nhiều vi khuẩn. Chúng bám vào thành răng và sản sinh ra các độc tố phá hủy men răng, làm hỏng nướu răng.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị viêm lợi là:
- Trẻ đánh răng không đúng cách
- Bé bị sưng lợi do mọc răng
- Quá trình vệ sinh răng miệng sau khi ăn xong không kỹ càng nên khiến thức ăn thừa bám và tích tụ vào kẽ răng, chân răng
- Trẻ ăn quá nhiều đồ cay nóng nên bị nhiệt miệng, sưng viêm lợi
2. Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh viêm lợi
Bệnh viêm lợi trẻ em được chia ra làm 2 giai đoạn phát triển chính là:
Giai đoạn đầu
Đây là giai đoạn trẻ mới mắc bệnh. Khi này, lợi của trẻ bắt đầu có dấu hiệu sưng đỏ bất thường và dễ bị chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Nếu cha mẹ có thể phát hiện bé bị viêm lợi sớm và thực hiện các biện pháp điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.
Giai đoạn hai
Nếu giai đoạn đầu, lợi bé bị sưng, chảy máu nhưng không được điều trị sẽ dẫn tới tình trạng năng hơn và chuyển sang giai đoạn 2 – viêm lợi. Trong quá trình ăn uống, nếu răng lợi không được vệ sinh sạch sẽ khiến thức ăn tích tụ tại kẽ răng, chân răng có thể khiến cho lợi bị nhiễm trùng. Khi này, lợi của trẻ trở nên sưng đỏ càng rõ ràng, nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, các bạn còn có thể thấy tình trạng lợi bé bị chảy máu, gây đau nhức, sưng má và miệng có mùi hôi khó chịu.
Nếu như thức ăn còn thừa bám ở kẽ răng không được làm sạch thì không chỉ gây viêm lợi ở trẻ mà còn dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng khác như sâu răng, viêm tủy hay viêm quanh cuống,…
Bệnh viêm lợi ở trẻ em có nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Lợi bé dễ bị chảy máu, miệng xuất hiện mùi hôi. Từ đó dẫn tới tình trạng đề kháng giảm và lợi thiếu vitamin C
- Men răng bị suy giảm chất lượng khiến răng bị đổi màu và gây ra sâu răng
3. Cách chữa bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ hiệu quả
Vậy có những cách chữa viêm lợi cho trẻ nào hiệu quả? Đây là vấn đề đang được khá nhiều ông bố, bà mẹ đang quan tâm. Dưới đây là một số cách chữa đơn giản mà cha mẹ nên biết nếu thấy trẻ bị sưng lợi:
– Loại bỏ mảng bám và cao răng
Trước hết, cha mẹ hãy giúp bé loại bỏ các mảng bám và cao răng bằng cách đưa bé tới các phòng khám nha khoa uy tín. Tại đây, các nha sĩ sẽ thăm khám và giúp bé lấy cao răng. Ngoài ra, các nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn cho cha mẹ và bé cách sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn, tránh tình trạng thức ăn thừa bám trong kẽ răng, chân răng lâu ngày gây ra các bệnh về răng miệng cũng như cách đánh răng khoa học.
– Dùng thuốc kháng sinh
Đây cũng là một cách điều trị bệnh viêm lợi ở trẻ em. Nếu thấy tình trạng viêm lợi của bé có dấu hiệu trở nặng thì cha mẹ nên cho bé uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, liều lượng uống cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự cho bé uống để tránh vượt quá liều lượng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
– Cho bé súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối cũng là một cách để vệ sinh răng miệng và điều trị bệnh viêm lợi ở trẻ. Nước muối có tác dụng sát khuẩn và loại bỏ thức ăn thừa bám trên chân răng, kẽ răng, làm dịu tình trạng viêm sưng, đau nhức lợi. Cha mẹ có thể tự pha nước muối và để trẻ súc miệng 2 lần mỗi ngày.
Hoặc các bạn cũng có thể mua nước súc miệng Dr.Muối cho bé sử dụng. Việc tự pha nước muối rất khó để điều chỉnh đúng liều lượng, nồng độ hơn nữa lại khá tốn thời gian. Trong khi đó, nước súc miệng Dr.Muối lại được pha sẵn dựa trên nồng độ tiêu chuẩn, không cần người dùng phải pha loãng thêm nên rất an toàn, tiện dụng.
Nước súc miệng Dr.Muối có thành phần chính là muối biển tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm không chỉ phù hợp cho người lớn mà còn có thể dùng cho phụ nữ có thai và cả trẻ từ 6 tuổi trở lên. Đặc biệt, mức giá của loại nước súc miệng này cũng rất vừa túi tiền.
– Dùng tinh dầu sả súc miệng
Bên cạnh nước súc miệng Dr.Muối thì cha mẹ cũng có thể để bé sử dụng tinh dầu sả để súc miệng khi trẻ bị viêm lợi. Ngoài việc làm giảm các triệu chứng viêm thì súc miệng bằng tinh dầu sả còn có thể giúp cải thiện mùi hôi miệng. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là trước khi súc miệng cần phải pha loãng tinh dầu sả để tránh làm lợi bé bị kích ứng. Cách pha loãng như sau:
- Nhỏ vào trong 225ml nước sạch từ 2 – 3 giọt tinh dầu sả
- Súc miệng với nước súc miệng tinh dầu sả đã pha loãng khoảng 30 giây
- Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần
– Phẫu thuật
Khi tình trạng viêm lợi ở trẻ em trở nặng, chuyển sang bệnh viêm nha chu thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật. Cha mẹ cần đưa bé tới các phòng khám nha khoa để được nha sĩ làm phẫu thuật lấy cao răng hình thành sâu bên trong túi nha chu. Các nha sĩ có thể sẽ phải bóc tách phần lợi của bé để có thể làm sạch triệt để cao răng đã hình thành.
– Ghép nướu
Trường hợp viêm lợi nặng khiến cho mô nướu của bé bị tổn thương nghiêm trọng, các biện pháp điều trị thông thường đã không còn hiệu quả thì bắt buộc phải ghép nướu. Để ghép nướu, nha sĩ sẽ phải lấy một phần mô nướu khỏe mạnh của bé để đắp vào phần mô nướu đã bị tổn hại.
Mặc dù cách làm này khá phức tạp nhưng sẽ giúp bé có một nụ cười đẹp về sau cũng như không gây ra các ảnh hưởng trong quá trình ăn uống. Đồng thời, phương pháp ghép nướu còn có thể giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như: Mô nướu, xương bị phá hủy,…
4.Một số biện pháp phòng tránh viêm lợi ở trẻ em
Để tránh bé bị viêm lợi cha mẹ cần giúp bé thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sau đây:
- Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách và nên đánh răng mỗi ngày 2 lần (sau khi ăn sáng, trước khi đi ngủ), mỗi lần nên đánh răng ít nhất 5 phút
- Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, thức ăn thừa ở trong kẽ răng, chân răng của bé
- Sử dụng bàn chải có kích cỡ phù hợp, lông bàn chải mềm, mỏng và nên thay bàn chải mới cho bé định kỳ từ 2 – 3 tháng/lần
- Chọn mua kem đánh răng có chứa fluor và các chất có lợi cho răng miệng để bé sử dụng
- Nên hạn chế cho bé ăn đồ ăn vặt hoặc các đồ ăn chứa nhiều đường trước khi đi ngủ
- Cho bé tới các phòng khám nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm
- Xây dựng cho bé chế độ ăn uống và thư giãn đầy đủ, hợp lý để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh mắc các bệnh răng miệng
- Với các bé vẫn còn đang bú sữa mẹ, cha mẹ nên lấy gạc cuốn vào đầu ngón tay của mình rồi giúp bé làm sạch khoang miệng một cách nhẹ nhàng sau mỗi lần cho bé bú xong
- Nên cho bé tập súc miệng bằng nước muối của Dr.Muối mỗi ngày 2 lần sau khi đánh răng để loại sạch vi khuẩn và các mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại
Với những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn đã biết nguyên nhân nào khiến cho trẻ bị viêm lợi và phải làm gì khi bé mắc bệnh viêm lợi. Ngay khi thấy lợi bé xuất hiện tình trạng viêm sưng cha mẹ cần nhanh chóng tìm cách điều trị để tránh bệnh diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, hãy áp dụng các cách phòng tránh ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé!
Bài viết Viêm lợi ở trẻ em: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm lợi? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr. Muối.
source https://doctormuoi.vn/viem-loi-o-tre-em-cha-me-can-lam-gi-khi-tre-bi-viem-loi/
Nhận xét
Đăng nhận xét