Cong thuc hoa hoc cua muoi an, muoi hoa hoc la gi?

Muối ăn và muối hóa học khác nhau như thế nào? Ứng dụng của các loại muối này ra sao? Cùng Dr.Muối tìm hiểu kỹ hơn về công thức hóa học của muối và những vấn đề xoay quanh thông qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Muối ăn là gì?

1.1 Tính chất và công thức hóa học của muối

Công thức hóa học của muối ăn là natri clorua (NaCl). Dựa vào công thức này, người ta còn gọi muối ăn là muối natri clorua, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như muối clorua natri, halua, muối mỏ. 

Một số tính chất của muối ăn:

  • Cấu trúc phân tử: Dạng tinh thể.

  • Vị: mặn.

  • Mùi: Không mùi.

  • Màu: Không màu hoặc màu trắng.

  • Khả năng hòa tan: Tan hoàn toàn trong nước.

  • Dạng tồn tại: Rắn, lỏng.

1.2 Ứng dụng của muối ăn

Ứng dụng trong các ngành công nghiệp, hóa chất:

  • Sản xuất giấy, chất tẩy rửa, chất tiệt trùng, bột giặt, xà phòng, dung dịch Javel.

  • Sử dụng để cố định thuốc nhuộm trong ngành dệt may.

  • Dùng để bảo vệ da trong ngành công nghiệp giày da. 

  • Sản xuất thủy tinh, chất dẻo, bơ nhân tạo.

  • Điều chế kim loại như nhôm, đồng, thép… sản xuất các chất trao đổi nhiệt.

  • Điều chế các loại axit,… 

Ứng dụng trong giao thông: 

Được dùng để làm sạch băng tại các đường cao tốc tại các quốc gia Châu Âu, châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada… Muối có thể làm tan chảy băng tốt nhất ở 0 độ C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống dưới -15 °C tới -20 °C (5 °F tới -4 °F), khả năng làm tan chảy băng tuyết của muối mỏ Road Salt sẽ bị vô hiệu.

Ứng dụng trong y tế, chăm sóc sức khỏe: 

Sát khuẩn vết thương, chăm sóc và làm sạch răng miệng, chữa hôi miệng, điều chế thuốc, cung cấp muối khoáng cho cơ thể, cân bằng thể dịch, pha huyết thanh, pha thuốc tiêm truyền… 

Ứng dụng trong thực phẩm: 

Bảo quản cá thịt, khử mùi hôi tanh, tăng hương vị, làm sạch thức ăn, giữ rau củ quả tươi lâu hơn…

Ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi: 

Làm các chế phẩm sinh học, thức ăn cho gia súc gia cầm, cung cấp các yếu tố vi lượng trong phân bón, phân loại hạt giống theo trọng lượng… 

2. Muối hóa học là gì?

2.1 Công thức của muối hóa học

Muối hóa học là tên gọi chung của rất nhiều loại muối khác nhau, được chia làm 3 nhóm là muối axit, muối bazơ và muối trung hòa. Một số công thức muối hóa học thường gặp như: CaCO3, MgCl2, CuSO4, Na2CO3… 

2.2 Tính chất của muối hóa học

  • Muối axit (cation kim loại yếu kết hợp với anion axit mạnh): Giấy quỳ đổi từ màu tím thành màu đỏ.

  • Muối bazơ (cation kim loại mạnh kết hợp với anion axit yếu): Giấy quỳ chuyển từ màu tím sang màu xanh.

  • Muối trung hòa (cation kim loại mạnh kết hợp với anion axit mạnh): Giấy quỳ không chuyển màu. 

Ngoài ra, tùy vào mỗi loại muối cụ thể để có những tính chất riêng cũng như có những ứng dụng khác nhau trong đời sống và sản xuất.

Với những thông tin mà Dr.Muối chia sẻ trên đây thì bạn đã biết công thức hóa học của muối cùng những tính chất và ứng dụng của nó rồi phải không? Ngoài ra, có một thông tin rất hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn: Nếu muốn mua các chế phẩm làm từ muối, đặc biệt là nước muối súc miệng đảm bảo an toàn, chất lượng và giá rẻ, hãy liên hệ ngay với Dr. Muối nhé. Sản phẩm với nồng độ NaCl 0,9% an toàn dành cho mọi đối tượng, cùng với khoáng chất Ca, K, Mg,…giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu về Dr Muối

Công dụng của nước súc miệng & Cách dùng nước súc miệng đúng cách

Vì sao răng bị mảng bám đen? Gợi ý 9 cách làm sạch siêu tốc