Bị chảy máu chân răng: nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
Chảy máu chân răng là bệnh gì? Chảy máu chân răng là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp ở mọi đối tượng. Nguyên nhân nào gây ra chảy máu chân răng, những nguy hiểm tiềm tàng cũng như cách điều trị tình trạng này được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết sau. Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Tình trạng chảy máu chân răng là gì?
Chảy máu chân răng là một dạng bệnh lý về răng miệng thường gặp hàng ngày ở mọi đối tượng. Nướu răng bị chảy máu có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Tình trạng chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng hay sức khỏe toàn thân bạn đang gặp vấn đề.
Hiện tượng chảy máu chân răng lúc ban đầu thường là nướu răng bị viêm, căng mọng, sưng tấy và đỏ. Khi chạm vào nướu răng sẽ thấy đau và chảy máu. Không những vậy, khi chịu tác động từ bên ngoài như nhai thức ăn, chải răng, xỉa răng, chép miệng cũng làm chân răng bị chảy máu.
Tình trạng chảy máu chân răng khiến việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng bị ảnh hưởng. Nếu để kéo dài dễ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm hơn.
2. Tại sao lại bị chảy máu chân răng?
Nguyên nhân chảy máu chân răng có không ít. Điều này phụ thuộc vào bệnh lý hay do thói quen vệ sinh răng miệng của mỗi người.
2.1 Nguyên nhân do răng
Viêm nướu (viêm lợi): là nguyên nhân thường gặp nhất. Thói quen vệ sinh răng miệng sơ sài, không dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch bề mặt răng và thức ăn tồn đọng giữa các kẽ răng gây kích thích nướu răng và làm nướu chảy máu. Song song đó bề mặt răng không được làm sạch, cao răng bám nhiều, không được lấy cao răng định kỳ sẽ gây viêm lợi dẫn đến chảy máu chân răng. Nướu răng viêm càng nặng thì chân răng chảy máu càng nhiều.
Những bệnh lý về răng: răng sâu, đặc biệt là sâu ở kẽ răng, thức ăn đọng lại ở lỗ sâu tạo thành những ổ nhiễm trùng gây viêm lợi ở kẽ răng, làm lợi sưng cũng gây viêm lợi chảy máu chân răng. Ngoài ra khi răng hay bị đau hoặc ê buốt thì nên tránh nhai bên hàm đó để cao răng không bị bám nhiều hơn gây viêm lợi và chảy máu lợi.
Viêm nha chu: để lâu ngày không được chữa trị sẽ làm tổn thương mô nha chu hay vùng quanh răng. Khi đó chân răng sẽ chảy máu nhiều hơn và kéo dài. Đây là tình trạng khá nghiêm trọng vì dù có điều trị, vùng quanh răng cũng không hồi phục lại như cũ được nữa, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe răng miệng.
Răng mọc lệch, không đều: răng mọc khập khểnh, chen chúc không đều làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn, thức ăn dễ mắc vào kẽ răng và khó làm sạch, làm lợi dễ viêm và phát sinh chảy máu nướu răng.
Chấn thương chân răng: sử dụng bàn chải đánh răng thô cứng hoặc dùng chỉ nha khoa sai cách tác động lên chân răng cũng gây ra chảy máu chân răng thường xuyên.
2.2 Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến răng miệng
Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều và thường xuyên thức ăn cứng, lạnh gây kích ứng và tổn thương lợi. Đặc biệt là ăn uống thiếu chất, nhất là vitamin C.
Thiếu vitamin K: chảy máu chân răng phần lớn bắt nguồn từ việc thiếu hut5 vitamin. Ngoài vitamin C, vitamin K là thành phần quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Thiếu vitamin K sẽ làm chảy máu không đông ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, trong đó có chân răng. Nguồn sản sinh vitamin K chính cho cơ thể là các vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Nếu dùng kháng sinh thời gian lâu sẽ làm giảm các vi khuẩn có lợi này dẫn tới thiếu hụt vitamin K trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ chảy máu chân răng.
Nội tiết tố cơ thể thay đổi: đối tượng thường là nữ giới khi bước vào các giai đoạn thay đổi nội tiết tố nhiều nhất trong đời như thời kì dậy thì, giai đoạn mang thai và tiền mãn kinh. Ngoài ra nội tiết tố còn thay đổi khi sử dụng thuốc tránh thai. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến do thay đổi nội tiết tố làm tăng nguy cơ chảy máu lợi.
Dùng thuốc chữa bệnh: người bị bệnh mãn tính phải dùng thuốc thường xuyên như bệnh nhân đau tim hoặc đột quỵ, hóa trị liệu ung thư, thuốc chống động kinh cũng có thể gây ra chảy máu chân răng.
Bệnh về gan: gan có nhiều chức năng quan trọng, trong đó có chức năng làm đông máu. Vì vậy bất kỳ loại bệnh nào về gan hoặc chứng nghiện rượu cũng làm chức năng chuyển hóa của gan suy giảm, dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe trong đó có chảy máu lợi.
Thói quen sinh hoạt: căng thẳng thần kinh (stress), hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm nướu răng chảy máu.
3. Nguy hiểm tiềm ẩn khi bị chảy máu chân răng
Khi bị chảy máu chân răng, có hoặc không xuất hiện tình trạng sưng đau nhưng nướu răng chảy máu dù chỉ đụng chạm nhẹ. Do đó nhiều người thường chủ quan dẫn đến răng mất sớm, răng mau hư hỏng. Từ đó làm răng hàm thay đổi nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
4. Khắc phục tình trạng chảy máu chân như thế nào?
Cách khắc phục chảy máu chân răng có nhiều giải pháp trong đó việc ưu tiên làm là vệ sinh răng miệng và thay đổi chế độ ăn uống, cụ thể:
- Lấy cao răng: định kỳ lấy cao răng để giữ vệ sinh răng miệng và điều trị kịp thời nếu thấy chảy máu chân răng.
- Đánh răng đúng cách: dùng bàn chải lông mềm đánh răng để tránh tình trạng đánh răng chảy máu. Đánh răng sáng tối 2 lần mỗi ngày để giữ vệ sinh răng miệng.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: hạn chế thực phẩm ngọt, nước có ga, thức ăn có độ dính vì dễ bám vào răng và khó làm sạch. Đồng thời tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, ăn nhiều trái cây và rau củ. Đây là cách trị chảy máu răng hiệu quả nhưng ít người biết.
- Sinh hoạt điều độ, khoa học: tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và giải tỏa căng thẳng thần kinh giúp hạn chế chảy máu chân răng.
- Vệ sinh bằng nước súc miệng: sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối nhạt để loại bỏ mảng bám và giảm chảy máu chân răng. Trong đó nước súc miệng Dr. Muối có thành phần muối biển hoàn toàn tự nhiên, bổ sung các khoáng chất tốt cho răng miệng như: Ca, K, Mg. Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng Dr Muối 3 lần 1 ngày giúp bề mặt răng sạch mảng bám, loại bỏ ổ nhiễm trùng, khắc phục hiệu quả tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra nước súc miệng Dr Muối còn có tác dụng khử mùi, đem lại hơi thở thơm tho.
5. Những lưu ý để phòng tránh chảy máu chân răng
Những việc bạn có thể làm hằng ngày nhằm phòng tránh chảy máu chân răng là:
- Giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng đúng cách kết hợp dùng chỉ tơ nha khoa. Nên dùng bàn chải lông mềm và thay mới bàn chải đánh răng khi thấy lông bàn chải xẹp xuống, xòe ra 2 bên. Thời gian mỗi lần đánh răng nên từ 3 – 5 phút và nên đánh răng 2 lần mỗi ngày.
- Sử dụng nước súc miệng 3 lần 1 ngày giúp bảo vệ răng lợi tốt hơn.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. Bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế đồ ngọt, nước có ga, thức ăn có độ dính.
- Không nên hút thuốc là và uống rượu bia.
- Tập thể thao, suy nghĩ tích cực để cân bằng tâm lý.
- Không tự ý dùng kháng sinh nếu không có sự cho cho phép của bác sĩ và nên hạn chế dùng kháng sinh.
- Lấy cao răng định kỳ, đặc biệt trong thời gian mang thai.
- Khám nha sĩ để điều trị ngay khi phát hiện thấy lợi chảy máu và nên tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên môn.
Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã biết chảy máu chân răng là như thế nào cũng như biết cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Đây là bệnh thường gặp nên bạn hãy lưu ý để chữa trị kịp thời và đúng cách.
Bài viết Bị chảy máu chân răng: nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr. Muối.
source https://doctormuoi.vn/chay-mau-chan-rang/
Nhận xét
Đăng nhận xét