30+ Tac dung cua muoi an toi suc khoe ma it nguoi biet den

Có lẽ, muối đã quá quen thuộc với cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết các công dụng của nó. Nắm được vai trò, tác dụng của muối sẽ giúp bạn biết cách sử dụng muối hợp lý để phát huy được tối đa công dụng của nó. Cùng Dr.Muối khám phá những thông tin đầy thú vị và hữu ích này nhé!

1. Thông tin cần biết về muối ăn

Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn hằng ngày. Ngoài việc tăng thêm hương vị cho món ăn thì các khoáng chất có trong muối còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Muối tồn tại dưới dạng tinh thể kết tinh, có nhiều màu như trắng, xám, hồng, đỏ, đen. Sự khác nhau về màu sắc này do thành phần các khoáng chất có trong muối quy định. Theo đó, độ mặn của các loại muối ăn cũng có sự khác biệt.

Muối ăn có hai nguồn gốc chủ yếu là từ nước biển và từ các mỏ muối. Theo các số lượng phân tích cho thấy, muối ăn chứa chủ yếu là natri và clorua, ngoài ra nó còn chứa một số khoáng chất khác như magie, iot, kali…  

2. Các loại muối ăn phổ biến

Muối iot

Là loại muối ăn được sử dụng phổ biến, được Bô Y tế khuyên dùng. Loại muối này được bổ sung thêm iot, giúp phòng ngừa các bệnh tuyến giáp, thiểu năng trí tuệ.

Muối tinh

Muối tinh được tinh chế và loại bỏ các tạp chất có trong muối thô nên có độ tinh khiết cao, hàm lượng natri và clorua cao. Muối này có kích thước nhỏ, rất mịn, được trộn thêm một số chất chống vón cục với hàm lượng rất thấp như tricanxi photphat, cacbonat canxi…

Muối thô

Muối thô còn được gọi là muối biển, được tạo ra từ quá trình bay hơi và kết tinh của các tinh thể muối có trong nước biển. Mối thô có kích thước lớn, hạt thô, màu trắng. Vì được thu hoạch thủ công, ít công đoạn chế biến nên loại muối này có chứa nhiều khoáng chất. 

Tuy nhiên, muối biển luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe do tình trạng ô nhiễm nước biển hiện nay. Muối nếu được khai thác từ những vùng biển ô nhiễm sẽ có thể chứa các hạt vi nhựa và kim loại nặng như chì. 

Muối Kosher

Muối Kosher được sử dụng phổ biến trong nấu nướng bởi có vị mặn dễ chịu, dễ nêm nếm. Muối này giúp thực phẩm giữ nước tốt hơn, giúp bảo quản các loại thực phẩm luôn tươi ngon. 

Muối Himalaya màu hồng

Muối Himalaya có kích thước hạt lớn, màu hồng nhạt rất đặc trưng do có sự xuất hiện của các loại oxit sắt trong thành phần của nó. Vì màu sắc đẹp mắt nên ngoài việc dùng để trang trí thì muối Himalaya còn dùng để trang trí, tạo màu cho món ăn. 

3. Tác dụng của muối ăn đối với sức khỏe

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên phù hợp để chăm sóc răng miệng, mang đến hàm răng trắng đẹp, sạch khuẩn và khử mùi hôi miệng. Sử dụng nước muối thường xuyên giúp hạn chế các tình trạng như viêm lợi, sâu răng, viêm họng… 

Việc pha nước muối súc miệng cần đảm bảo về nồng độ muối để nó có thể phát huy được tối đa công dụng. Nếu muốn tiết kiệm thời gian mà vẫn có nước muối đảm bảo, bạn có thể tham khảo nước muối súc miệng Dr.Muối đóng chai sẵn.

Nước muối súc miệng của Dr. Muối được sản xuất trên quy trình nghiêm ngặt, giữ nguyên các loại khoáng tự nhiên có trong muối như Ca, Mg, K,…. Sản phẩm được nghiên cứu và điều chế theo quy định CGMP, mang đến hiệu quả chăm sóc răng miệng vượt trội.

Cân bằng điện giải

Muối cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là natri, giúp cân bằng điện giải. Khi thiếu hụt muối, điện giải mất cân bằng, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến co giật, đột quỵ. 

Duy trì chức năng của tuyến giáp

Muối ăn thường được bổ sung thành phần iot để giúp duy trì chức năng của tuyến giáp. Bộ Y tế khuyến nghị nên dùng muối chứa iot trong bữa ăn hàng ngày để hạn chế các bệnh tuyến giáp. 

Nếu sử dụng các loại muối không có chứa iot như muối thô lâu ngày, cơ thể dễ bị thiếu khoáng chất này, gây nên các bệnh tuyến giáp, thiểu năng trí tuệ và các vấn đề về sức khỏe khác. 

Giữ nước lại trong cơ thể

Muối, cụ thể là khoáng chất natri có trong muối giúp giữ nước cho các mô, tế bào. Thiếu muối khiến thể dịch trong cơ thể bị mất cân bằng, gây mất nước. Từ đó gây nên các tình trạng xấu đến sức khỏe như: nám da, sạm da, mệt mỏi, chuột rút… 

Giảm thiểu huyết áp thấp

Nhờ khả năng giữ nước cho cơ thể, tác dụng của muối góp phần giảm thiểu huyết áp thấp. Bổ sung muối thường xuyên với hàm lượng vừa phải giúp cơ thể duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều muối sẽ dẫn tình trạng huyết áp cao và nhiều vấn đề sức khỏe liên quan khác. 

Cải thiện triệu chứng bệnh xơ nang

Muối ăn có thể cải thiện được các chứng bệnh u xơ nang nên thường thì chế độ ăn của những bệnh nhân này sẽ nhiều muối hơn so với người bình thường, khoảng 6000 mg natri/ ngày. 

Giúp sát trùng và giảm sưng viêm

Với nhiều khoáng chất tự nhiên, muối có khả năng kháng khuẩn, dùng để sát trùng vết thương rất tốt. Công dụng của muối này được sử dụng nhiều trong y khoa để rửa vết thương, giảm sưng viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 

Làm đỡ ngứa ngáy và viêm da

Tác dụng của muối khoáng khuẩn giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, vi nấm gây hại cho da, giữ cho làn da luôn khô thoáng và sạch sẽ. Từ đó, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da sẽ biến mất. 

Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên

Dùng nước muối để rửa xịt mũi và súc miệng thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên. tác dụng của muối giúp làm sạch và hạn chế chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh, làm giảm các triệu chứng của viêm họng, viêm mũi, viêm xoang. 

Làm giảm tình trạng nhiệt miệng (viêm loét miệng)

Tác dụng của muối giúp bảo vệ các tế bào niêm mạc miệng, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương và loại bỏ các vi khuẩn có hại. Từ đó làm giảm tình trạng nhiệt miệng, giảm đau rát, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa chứng viêm loét miệng tái phát.

Ngăn ngừa chuột rút

Nhờ có muối, các thể dịch trong cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng. Cân bằng điện giải được duy trì, từ đó giúp ngăn ngừa chứng chuột rút. Khi cơ thể mất nhiều mồ hôi, bạn nên uống bổ sung các loại nước có chứa muối khoáng, giúp cơ thể hoạt động dẻo dai và khỏe mạnh hơn.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Muối là một trong các chất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bài tiết hoocmon của các tuyến cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là các loại hoocmon liên quan đến cân bằng tâm lý. Nó giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress quá mức, giúp tâm lý ổn định và dễ dàng đi vào giấc ngủ, mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh

Chuối giúp ổn định tâm lý, giảm căng thẳng, chống trầm cảm, từ đó duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Nó là một phần quan trọng của các tế bào thần kinh và góp phần vào quá trình dẫn truyền xung thần kinh để điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.

4. Tính vị và công dụng của muối theo y học cổ truyền

Tính vị

Muối có vị mặn, tính hàn và không độc cho cơ thể.

Quy kinh

Quy vào kinh Vị, Tâm và Thận.

Chữa bệnh với muối ăn

Theo y học cổ truyền, muối có công dụng rất tốt với sức khỏe mà không có loại khoáng chất nào có thể thay thế được. Muối giúp cơ thể đào thải độc tố, nhuận tràng, lương huyết… là một vị không thể thiếu trong các bài thuốc để dẫn thuốc vào kinh lạc. 

5. Một vài cách chữa bệnh từ muối ăn

Chữa mất ngủ, ngủ không ngon giấc 

Dùng muối pha với nước ấm và ngâm chân khoảng 15 phút trước khi đi ngủ. Khi ngâm, bạn cần giữ cho cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất.

Chữa đau vai gáy, nhức mỏi xương khớp

Hái lá ngải cứu tươi, xắt nhỏ và rang với muối, sau đó cho vào túi vải để chườm lên chỗ đau. Nên chườm khi ngải cứu còn ấm và kết hợp với massage để máu được lưu thông tốt hơn, giúp giảm đau hiệu quả hơn.

Chữa ngộ độc thức ăn

Muối rất tốt trong việc sơ cứu ngộ độc thức ăn. Pha muối vào khoảng 100ml nước cho người bị ngộ độc uống, sau đó móc họng để bệnh nhân nôn thức ăn ra và chuyển đến bệnh viện. 

Chữa chứng ngứa ngáy, nổi mẩn trên da

Dùng muối tinh hoặc muối hột giã nát, sau đó massage nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa ngáy, nổi mẩn 1 ngày một lần. Có thể thực hiện khi tắm hoặc trước khi đi ngủ.

Chữa đau nhức do phong tê thấp

Rang muối biển hoặc muối tinh trên lửa nhỏ, sau đó cho vào túi vải và chườm lên chỗ đau. Tốt nhất, bạn nên thực hiện đều đặn 1 lần/ngày trước khi đi ngủ.

Chữa hôi nách

Lấy muối rang cùng với gừng băm nhuyễn hoặc các loại thảo dược như đinh hương, lá trầu không. Sau đó, cho hỗn hợp này vào túi vải rồi chà nhẹ lên nách cho đến khi nguội hẳn. Làm điều này thường xuyên giúp bạn loại bỏ mùi hôi nách, giảm tiết mồ hôi nách. 

Hỗ trợ điều trị chứng táo bón kinh niên

Pha một ít muối với nước ấm để uống vào mỗi bữa sáng.

Hỗ trợ điều trị nấm da đầu và rụng tóc do nấm

Gội đầu với nước muối khoảng 2 lần/tuần. Khi gội đầu nên kết hợp với massage da đầu giúp làm sạch và tăng tuần hoàn máu, từ đó kích thích mọc tóc trở lại.

Hỗ trợ điều trị chứng chảy máu mũi

Khi chảy máu mũi, bạn nên dùng bông gòn và thấm một ít nước muối và nhét vào lỗ mũi để cầm máu. Song song với đó, bạn nên uống thêm một ly nước ấm pha muối, giúp hiệu quả cầm máu tốt hơn.

Chữa đau đầu do cảm nắng, mệt mỏi

Pha nước chanh và hòa vào một ít muối để uống giúp cung cấp chất khoáng cho cơ thể. 

Giảm máu bầm 

Có thể rang muối và cho vào túi vải để chườm lên vị trí bầm khi muối còn ấm. Hoặc, bạn có thể trộn trực tiếp muối vào dầu khuynh diệp và xoa nhẹ lên vết bầm.  

Chữa chứng chảy nhiều nước mắt

Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt ngày khoảng 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Hỗ trợ điều trị ho do cảm lạnh

Dùng nước chanh muối để ngậm và súc miệng, có thể uống.

Chữa đau bụng do lạnh và đau bụng kinh

Rang muối tinh hoặc muối hột trên lửa nhỏ, sau đó cho vào túi vải và chườm lên bụng khi còn ấm.   

Chữa răng lung lay và lợi sưng đau

Có thể ngậm muối hoặc pha muối vào nước ấm rồi súc miệng thường xuyên. Tốt nhất, bạn nên mua nước muối súc miệng của Dr. Muối sử dụng để mang đến hiệu quả chữa đau răng, sưng lợi tốt nhất. 

Trị chứng cổ họng sưng đau

Ngậm và súc miệng với nước muối của Dr. Muối hằng ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ mỗi ngày. Hoặc, bạn có thể đập dập múi tỏi và tẩm với muối, sau đó ngậm trong miệng. 

6. Ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?

Lượng muối ăn dung nạp vào cơ thể mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Độ tuổi: Trẻ em cần ăn ít muối hơn so với người trưởng thành.

  • Tình trạng sức khỏe: Những người thừa cân, béo phì, mắc các chứng bệnh về tim mạch, huyết áp cao, phù… nên có chế độ ăn ít muối với liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Một người trưởng thành bình thường cần bổ sung đầy đủ muối trong các bữa ăn với lượng tối đa khoảng 2.300mg natri/ngày (tức khoảng 5.8g muối ăn).


7. Các rủi ro khi ăn quá nhiều hoặc ít muối

Rủi ro khi ăn nhiều muối

  • Gây phù, chướng bụng, đầy hơi.

  • Hàm lượng các chất khoáng như natri, kali, canxi… trong máu tăng cao sẽ được bài tiết qua nước tiểu, về lâu dài làm tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo do các chất khoáng kết tinh lại.

  • Gây huyết áp cao do quá nhiều natri khiến nước bị giữ lại, làm tăng lưu lượng tuần hoàn. 

  • Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ do hệ tuần hoàn hoạt động quá mức.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương do thận có xu hướng đào thải canxi qua nước tiểu.

  • Làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày (Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Treatment and Research năm 2014). 

  • Khiến vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày phát triển mạnh và làm nặng hơn chứng viêm loét dạ dày.

Rủi ro khi ăn ít muối

  • Tăng nguy cơ kháng insulin dẫn đến xuất hiện bệnh tiểu đường.

  • Làm tăng lượng chất béo triglyceride và các loại cholesterol xấu, là các yếu tố gây nên các bệnh về tim mạch và béo phì.

  • Dễ bị căng thẳng quá mức, stress, người hay cáu gắt, trầm cảm.

  • Suy giảm nhận thức, thiểu năng trí tuệ.

  • Mệt mỏi, đau đầu , chóng mặt. 

  • Chuột rút.

Các tác dụng của muối thực sự quá tuyệt vời phải không? Nhanh tay liên hệ với Dr. Muối để sở hữu những chế phẩm từ muối đảm bảo chất lượng nhất với giá rẻ nhất thị trường. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu về Dr Muối

Dr.Muối lọt top 5 thương hiệu nước súc miệng được yêu thích nhất

Cach rua mui bang nuoc muoi tai nha don gian va cuc ky hieu qua